Đối tác
Chúng tôi đề cao giá trị của sự tin tưởng







Ngày nay, việc lựa chọn hình thức du học vừa học vừa làm Nhật Bản khá phổ biến đối với các bạn trẻ. Vừa giúp các bạn sớm được trải nghiệm với cuộc sống làm và học sau khi ra trường, vừa tích lũy được kiến thức giáo dục từ những nước phát triển để phục vụ cho công việc tương lai. Du học Nhật Bản cũng là cách giúp các bạn có những trải nghiệm thú vị của tuổi trẻ và gợi mở thêm các mối quan hệ, kết nối với các bạn bè khác trên thế giới.
Du học vừa học vừa làm Nhật Bản.
1. Điều kiện du học vừa học vừa làm Nhật Bản
Để đi du học Nhật Bản, bạn cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản về trình độ chuyên môn, độ tuổi, năng lực tiếng Nhật và chứng minh tài chính.
++ Điều kiện về học lực và độ tuổi:
Tốt nghiệp THPT, điểm GPA trung bình từ 6.0 trở lên.
Độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi.
++ Năng lực tiếng Nhật:
Với những bạn du học bậc Đại học, Cao đẳng: Tiếng Nhật tối thiếu đạt N3 trở lên (tùy từng trường và ngành học mà điều kiện này có thể cao hoặc thấp hơn).
Những bạn đã từng đi tu nghiệp sinh, thực tập sinh muốn trở lại Nhật theo diện du học sinh đòi hỏi phải có chứng chỉ tiếng Nhật từ N4 trở lên và thời gian về nước đã được 6 tháng hoặc 1 năm.
++ Chứng minh tài chính:
Thông thường, người bảo lãnh tài chính cho bạn thường là bố hoặc mẹ có công việc ổn định, thu nhập cao nhằm giải trình cho nguồn gốc thu nhập.
Người bảo lãnh cho du học sinh phải có sổ tiết kiệm từ 500 triệu VNĐ trở lên.
2. Việc làm thêm tại Nhật
Nhu cầu đi làm thêm là vấn đề quan tâm của rất nhiều bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Thông thường, những công việc làm thêm được du học sinh mới sang lựa chọn nhiều nhất là bán hàng trong siêu thị, làm việc tại quán cà phê, căng tin, cửa hàng tiện lợi, đồ ăn nhanh…Những công việc này sẽ giúp các bạn có cơ hội được cọ xát với thực tế công việc tại Nhật và tăng khả năng giao tiếp với khách hàng.
Luật pháp Nhật Bản quy định: Sau khoảng thời gian nhập cảnh vào Nhật Bản 3 tháng thì du học sinh mới được phép đi làm thêm. Mục đích của việc làm này là trong khoảng thời gian 3 tháng đó bạn sẽ làm quen với cuộc sống mới tại Nhật như: Giao thông, ăn uống, văn hóa… để khi bạn đi làm thêm sẽ không bị bỡ ngỡ. Thời gian làm thêm của du học sinh tối đa là 28h/tuần. Riêng các ngày lễ và kỳ nghỉ được phép làm fulltime và sẽ được nhận mức lương gấp 2, gấp 3 ngày thường.
Nếu bạn đủ sức khỏe và có khả năng cân bằng tốt giữa việc học và làm, mỗi tháng bạn sẽ thu nhập được khoảng 30 triệu VNĐ/tháng. Với số tiền này, bạn hoàn toàn yên tâm chi trả học phí và phí sinh hoạt mà không cần tới sự trợ giúp của gia đình.
Tại Nhật Bản, ở Tokyo và Chiba sẽ trả mức lương làm thêm cao hơn các vùng khác bởi luật pháp Nhật Bản quy định mức lương sẽ được chi trả theo vùng, miền. Tất nhiên, tại thành phố như Tokyo mọi thứ đều trở nên đắt đỏ thì tiền công làm thêm của bạn sẽ cao hơn.
3. Một số hạn chế du học sinh dễ gặp khi du học tại Nhật
++ Học tiếng Nhật
Tất cả các bạn du học sinh đi du học Nhật Bản đều phải tham gia vào khóa học tiếng Nhật ít nhất 3 tháng tại Việt Nam để khi sang Nhật bạn sẽ không bị bỡ ngỡ và gặp khó khăn nhiều trong vấn đề rào cản ngôn ngữ.
Trải qua quá trình học, các bạn đều hiểu rằng học tiếng Nhật không hề đơn giản. Bởi để có thể thi đạt chứng chỉ N2 tại Nhật Bản có nghĩa là bạn có thể viết, nghe, nói tốt thì bạn phải mất khoảng thời gian 2 năm. Do vậy, bạn phải có nhiều cố gắng và nhiều quyết tâm hơn, đặc biệt là khi đã sang Nhật để du học.
++ Mức chi phí sinh hoạt cao
Theo một số thống kê cho thấy thủ đô Tokyo Nhật Bản có mức chi phí cao nhất trên thế giới. Chính vì thế, khi đi du học Nhật Bản không riêng tại thủ đô Tokyo mà nói chung trên khắp đất nước Nhật Bản, mức chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn các quốc gia khác như Hàn Quốc, Đài Loan…Do vậy, dù bạn có thể kiếm được khoảng 30 triệu đến 40 triệu/ tháng từ việc đi làm thêm nhưng bạn cũng cần phải có kế hoạch chi tiêu cụ thể nếu không bạn sẽ rất dễ bị rơi vào tình cảnh thiếu thốn.
++ Diện tích ở chật chội
Thực tế, đi du học Nhật Bản không phải gia đình nào có điều kiện để có thể đăng ký ở KTX hay thuê những phòng trọ đầy đủ tiện nghi. Bởi, có nhiều bạn đi du học đã phải vay mượn hoàn toàn rất nhiều. Do vậy, khi sang Nhật nhằm tiết kiệm tiền nhiều hơn để gửi về trả nợ mà những bạn này đã phải thuê căn phòng rẻ tiền chặt chội để ở.
[Góc bạn đọc tham khảo]
1. Những đồ Không Được mang và Không Nên mang khi đi du học Nhật Bản
2. Cuộc sống DHS tự túc sau khi tới Nhật
Chúng tôi đề cao giá trị của sự tin tưởng